Thực vật độc đáo Núi Kilimanjaro

RừngNhìn từ vườn quốc gia Amboseli

Là một đảo trên bầu trời Afromontane, Kilimanjaro có sự đa dạng sinh học khổng lồ trong khi lại có ít loài đặc hữu. Tuy nhiên, các loài đặc hữu bao gồm Dendrosenecio trong bunchgrass tussock đồng cỏ bụi, và hệ thực vật khác thích nghi sống trong các điềm kiện núi cao.

Kilimanjaro có sự đa dạng lớn về kiểu rừng phân bố ở dải độ cao 3.000 m (9.843 ft) với hơn 1.200 thực vật có mạch. Rừng Ocotea núi cao xuất hiện ở sườn ướt phía nam. Các khu rừng cassipoureaJuniper phát triển trên sườn khô phía bắc. Rừng Erica Subalpine ở 4.100 m (13.451 ft) đại diện cho rừng mây ở độ cao lớn nhất ở châu Phi. Ngược lại với sự đa đa dạng sinh học phong phú này, thì mức độ loài đặc hữu lại thấp. Tuy nhiên, thực vật cổ trong rừng còn sót lại trong các thung lũng sâu nhất của các khu vực trồng trọt ở nơi thấp hơn cho thấy rằng hệ thực vật rừng phong phú đã sinh sống ở núi Kilimanjaro trong quá khứ, với các loài phân bố trong một dải hẹp mà chúng chỉ được phân bố ở các cung núi phía Đông. Độ đặc hữu thấp trên Kilimanjaro có thể là kết quả của sự phá hủy rừng ở độ cao thấp hơn chứ không phải là tuổi tương đối trẻ của ngọn núi.

Một đặc điểm khác của rừng trên Kilimanjaro là không có đới tre, mà chúng xuất hiện trên tất cả các ngọn núi cao ở Đông Phi với lượng mưa cao tương tự. Sinarundinaria alpina là thức ăn ưa thích của voitrâu châu Phi. Trên Kilimanjaro các loài động vật ăn cỏ lớn này cũng có mặt ở sườn phía bắc, nơi nó quá khô để đới tre lớn phát triển. Chúng không có trong các khu rừng ở sườn ướt phía nam do địa hình và con người vì con người đã trồng trọt ở chân đồi ít nhất 2000 năm.

Tương tác các yếu tố vô sinh và hữu sinh này có thể giải thích không chỉ thiếu vằng đới tre trên Kilimanjaro mà còn có thể giải thích cho sự đa dạng về sinh học và ít đi của các loài đặc hữu. Nếu đúng như thế, các rừng của Kilimanjaro có thể là một ví dụ nổi bật về sự ảnh hưởng lớn và lâu dài của cả con người và động vật lên địa hình châu Phi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi Kilimanjaro http://www.kilimanjaro.cc/glacial-recession.htm http://www.climbkili.com/3d-routes/7-day-machame/ http://www.ewpnet.com/KILIMAP.HTM http://www.richardreusch.com/testimonials.php http://www.tanzaniaparks.com/kili.html http://www.geo.umass.edu/climate/doug/pubs/thompso... http://hal.univ-brest.fr/docs/00/30/44/58/PDF/Nonn... http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImage... http://www2.jpl.nasa.gov/srtm/tanzania.htm http://pubs.usgs.gov/pp/p1386g/africa.pdf